Quy trình thực hiện công việc thẩm tra
Diễn giải chi tiết
Bước 1: Nhận nhiệm vụ
- Sau khi ký kết hợp đồng, thỏa thuận với khách hàng, Trưởng phòng TK triển khai giao nhiệm vụ thẩm tra hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán, dự toán các công trình.
- Phiếu giao việc ghi đầy đủ nội dung yêu cầu của Chủ đầu tư, có chữ ký của BGĐ Công ty và Trưởng phòng TK.
- Trưởng bộ phận Thẩm tra tiếp nhận Phiếu giao việc và hồ sơ tài liệu liên quan;
Bước 2: Kiểm tra các thông tin, số liệu đầu vào
Trưởng bộ phận thẩm tra nhận nhiệm vụ kèm theo phiếu giao việc các tài liệu, hồ sơ, văn bản đầu vào cho việc thẩm tra gồm:
- Báo cáo đầu tư (nếu có) hoặc các chủ trương chính sách của cơ quan liên quan;
- Dự án đầu tư kèm theo thiết kế cơ sở đã được duyệt;
- Phương án và nhiệm vụ khảo sát, thiết kế đã được phê duyệt;
- Hồ sơ khảo sát địa hình, địa chất, thuỷ văn, mỏ vật liệu…;
- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công;
- Tổng dự toán, dự toán xây dựng;
- Thuyết minh thiết kế & bảng tính toán kết cấu, bảng tính ..;
- Văn bản thoả thuận cấp điện (nếu có)
- Và các văn bản pháp lý liên quan đến công trình.
- Thời gian phải hoàn thành: Xem xét về tiến độ thực hiện, nếu thấy bất hợp lý thì phải phản hồi về Lãnh đạo xem xét,
- Trưởng bộ phận trực tiếp nhận phiếu giao việc, hồ sơ, các số liệu liên quan và phải tiến hành kiểm tra nhiệm vụ, hồ sơ, số liệu được giao.
- Trường hợp hồ sơ chưa phù hợp, Trưởng bộ phận có quyền từ chối tiếp nhận, chuyển Trưởng Phòng TK kiểm tra lại và chỉ tiếp nhận hồ sơ sau khi được chỉnh lý bổ sung hoàn chỉnh.
Trường hợp TP TK xác nhận HS chưa phù hợp thì toàn bộ HS chuyển lại cho bộ phận tiếp nhận để yêu cầu KH chỉnh sửa trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận HS.
Bước 3: Phân công nhiệm vụ
Căn cứ vào yêu cầu công việc được giao, Trưởng bộ phận Thẩm tra nghiên cứu hồ sơ tài liệu được cung cấp. Tuỳ thuộc vào tính chất và quy mô của dự án/công trình, năng lực và kinh nghiệm của cán bộ kỹ thuật, Trưởng bộ phận xem xét và phân công trực tiếp cho các cán bộ kỹ thuật & ghi chép lại số lượng hồ sơ và thời gian phân công đến từng cán bộ kỹ thuật.
Bước 4: Thông qua CĐT
Cán bộ trực tiếp thẩm tra sẽ thực hiện từng bước kiểm tra hồ sơ bao gồm:
- Kiểm tra điều kiện năng lực hoạt động của các cá nhân, nhà thầu thực hiện khảo sát, thiết kế:
- Kiểm tra đăng ký kinh doanh của nhà thầu khảo sát, thiết kế;
- Kiểm tra chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế và chủ trì khảo sát;
- Kiểm tra Quyết định công nhận phòng thí nghiệm hợp chuẩn hoặc công nhận các phép thử của các cơ quan có thẩm quyền đối với công tác thí nghiệm của hồ sơ khảo sát.
- Kiểm tra sự phù hợp của thiết kế với thiết kế cơ sở (báo cáo đầu tư) và các nội dung trong dự án đầu tư xây dựng:
- Kiểm tra sự phù hợp về quy hoạch, kiến trúc;
- Kiểm tra sự phù hợp về quy mô xây dựng;
- Kiểm tra sự phù hợp về công nghệ;
- Kiểm tra sự phù hợp về công suất thiết kế, cấp công trình;
- Kiểm tra các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật;
- Kiểm tra sự phù hợp về quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng;
- Kiểm tra giải pháp bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn lao động, an toàn đê điều, an toàn giao thông và các yêu cầu có liên quan.
- Kiểm tra sự hợp lý của giải pháp thiết kế kỹ thuật:
- Sự hợp lý giải pháp nền, móng với đặc điểm địa chất công trình, thủy văn tại vị trí công trình;
- Kiểm tra sự phù hợp về giải pháp kết cấu với thiết kế kiến trúc và công năng của công trình;
- Kiểm tra sự hợp lý và đồng bộ của giải pháp thiết kế hạ tầng kỹ thuật.
- Thời gian thẩm tra hồ sơ thiết kế thông thường là 15 ngày kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ và có thể kéo dài hơn nếu hồ sơ không đạt yêu cầu cần điều chỉnh. Thời gian thẩm tra có thể rút ngắn tuỳ theo công trình cụ thể hoặc theo thoả thuận trong hợp đồng đã ký kết.
Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ sau khi đã chỉnh sửa hoàn chỉnh phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn đang áp dụng, các bước thiết kế trước & theo quy định hiện hành.
Trong quá trình thẩm tra nếu có vấn đề liên quan đến kỹ thuật thì cán bộ trực tiếp thẩm tra trao đổi với Trưởng bộ phận thẩm tra và làm việc với chủ trì thiết kế & chủ đầu tư nếu cần.
Sau khi thẩm tra xong, cán bộ trực tiếp thẩm tra phải lập báo cáo kết quả thẩm tra theo các hướng dẫn hiện hành của Bộ xây dựng..
Bước 5: Thẩm tra tổng dự toán, dự toán
Cán bộ trực tiếp thẩm tra sẽ thực hiện từng bước kiểm tra hồ sơ bao gồm:
- Đánh giá độ tin cậy số liệu đầu vào trong tính toán khối lượng.
- Kiểm tra khối lượng trong dự toán so với khối lượng từ bản vẽ thiết kế thi công đã thẩm tra.
- Kiểm tra khối lượng trong dự toán.
- Kiểm tra việc áp dụng các định mức đơn giá.
- Kiểm tra các chế độ chính sách hiện hành.
- Tiến hành thẩm tra tổng dự toán, dự toán xây dựng.
Bước 6: Soát xét, kiểm tra, hoàn chinh kết quả thẩm tra
- Trưởng bộ phận Thẩm tra soát xét kết quả trước khi chuyển Trưởng phòng TK kiểm tra chất lượng hồ sơ.
- Trưởng bộ phận thẩm tra trình Lãnh đạo ký duyệt kết quả.
Bước 7: Hoàn chỉnh, in ấn và giao nộp hồ sơ
- Hồ sơ hoàn thành chuyển phòng Hành chính – Tổ chức để tiến hành photo và đóng gói để giao nộp Chủ đầu tư & khách hàng.
Bước 8: Yêu cầu chỉnh lý kết quả thẩm tra (nếu có)
- Sau khi nhận được kết quả thẩm tra hồ sơ thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, dự toán xây dựng công trình, nếu Chủ đầu tư có ý kiến bổ sung thì sẽ trực tiếp trao đổi với Trưởng bộ phận thẩm tra. Nếu như hai bên thống nhất thì hồ sơ sẽ được gửi trả lại cho cán bộ thẩm tra chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ.
Bước 9: Hoàn thành sản phẩm, thanh quyết toán:
- Sản phẩm được hoàn thành là sản phẩm khi có quyết định phê duyệt của các cơ quan thẩm quyền.
- Sau khi sản phẩm đã hoàn thành trưởng phòng TCHC phân công cán bộ làm thủ tục thanh quyết toán với CĐT, thủ tục thanh quyết toán nội bộ giữa công ty và phòng Tư vấn thiết kế.
Bước 10: Lưu hồ sơ:
- Trưởng bộ phận thẩm tra hoặc cán bộ thẩm tra lưu giữ các hồ sơ, bằng chứng trong quá trình triển khai, bao gồm: Tài liệu, hồ sơ đầu vào, văn bản pháp lý liên quan, hồ sơ bằng chứng kiểm tra, biên bản làm việc với các bên liên quan trong quá trình thực hiện.
- Sau khi kết quả thẩm tra được phê duyệt
- Hồ sơ được lưu trữ 3 năm, nếu không có quy định khác.
Dịch vụ
Dự án tiêu biểu